CẦY MỰC
Viverridae
THÔNG TIN VỀ CẦY MỰC
-
Chiều dài từ đầu đến thân: 61 - 96 cm
Chiều dài đuôi: 56 - 89 cm - 9 - 20 kg
- >20 năm
- Do kích thước và lông của chúng, cầy mực thường bị nhầm với gấu. Trên thực tế, tên chi của chúng (Arctitis) là sự kết hợp của arktos- “gấu” và iktis- “chồn”, và đôi khi chúng còn được gọi là gấu mèo
- Là một trong hai loài thú ăn thịt nhỏ duy nhất có đuôi có thể dùng để bám vào cành cây khi leo trèo
- Chủ yếu là ăn trái cây, nhưng cũng có thể ăn côn trùng nhỏ, chim, cá và động vật gặm nhấm

Môi trường sống & Phân bố
- Rừng nguyên sinh, thứ sinh và thậm chí là rừng thường xanh đã khai thác
- Việt Nam: Vùng núi, ít gặp ở miền Nam
- Thế giới: Bangladesh; Bhutan; Campuchia; Trung Quốc; Ấn Độ; Lào; Ma-lai-xi-a; Myanmar; Nepal; Philippine; Thái Lan.
MỐI ĐE DOẠ
Cầy mực được phân loại là Sắp nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN.
Các mối đe dọa chính đối với cầy mực là bị mất môi trường sống và nạn săn bắn quá mức. Cầy mực bị săn bắt để lấy thịt, làm thuốc và làm vật nuôi. Do vẻ ngoài độc đáo, chúng thường bị cho vào lồng để trưng bày và triển lãm.



HOẠT ĐỘNG CỦA SVW
Chú cầy mực Mr. B là một trong những cá thể đã sống tại trung tâm Giáo dục của SVW từ lâu. Mr. B đã ở với chúng tôi kể từ khi được cứu hộ từ một khách sạn địa phương khi chú khoảng 14 tuổi và hiện đang tận hưởng năm thứ 7 tại trung tâm cứu hộ. Tìm hiểu thêm về Mr.B và cách bảo trợ chú cầy mực tại đây
BẠN CÓ THỂ GIÚP GÌ?
BẢO TRỢ MR. B

Mr. B được chuyển giao về SVW sau khi được Kiểm lâm tỉnh Bình Định tịch thu từ một nhà nghỉ trong khu vực. Tại đó, trong suốt 14 năm, Mr. B bị nhốt làm vật cảnh trong một chiếc chuồng nhỏ với diện tích 1,2 m2. Khi mới về Trung tâm, Mr B chỉ đi loanh quanh ở một góc chuồng do đã bị mất tập tính leo trèo của loài cầy mực ngoài tự nhiên. Để phục hồi bản năng cho Mr. B, các nhân viên chăm sóc đã đặt thức ăn lên các cành cây với độ cao tăng dần.
Đến nay, Mr. B đã tự tin leo trèo và khám phá những ngọn cây cao trong ngôi nhà mới của mình tại khu vực chăm sóc dài hạn của Trung tâm.