GÓP Ý CHÍNH SÁCH

Dẫn đầu việc thay đổi luật phục hồi động vật hoang dã

Là tổ chức Phi chính phủ với sự lãnh đạo của đội ngũ người Việt Nam, SVW luôn là đối tác tin cậy của các cơ quan Trung ương, Bộ, Ngành, và Địa phương trong việc đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện công tác quản lý, bảo tồn ĐVHD.

Chúng tôi đã đạt được những thành công trong chương trình vận động chính sách nhằm tăng mức độ bảo vệ của pháp luật đối với các loài động vật hoang dã tại Việt Nam.

SVW đã tham gia hơn 20 hội thảo kỹ thuật và hội thảo quốc gia để tham vấn các điều luật và nghị định của chính phủ về động vật hoang dã.

SVW tiến hành xây dựng hồ sơ về các loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê tại Việt Nam cũng như đóng góp những cập nhật mới nhất về hiện trạng bảo tồn tê tê quốc tế. Trung tâm đã tổ chức và tham gia các chiến dịch kêu gọi tăng mức án phạt cho các vi phạm về săn bắn và buôn lậu trái phép động vật hoang dã cũng như tham dự những cuộc họp và hội thảo về bảo tồn động vật hoang dã của chính phủ.

hoi thao cay van

THÀNH TỰU NỔI BẬT

te te 1 1
© SVW - Ho Thi Kim Lan

Đóng góp cho quá trình vận động để đưa 8 loài tê tê từ Phụ lục II lên Phụ lục I Công ước Quốc tế buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)

08_MedicineFromPangolin
© SVW

Năm 2014, đã tham vấn thành công để loại bỏ vảy tê tê khỏi danh sách các loại thuốc được chi trả bởi bảo hiểm y tế.

2
© SVW

SVW chủ trì trong việc xây dựng dữ liệu và tình trạng bảo tồn cho các loài thú ăn thịt và Tê tê, đồng thời đưa ra các kiến nghị đóng góp cho các Nghị định thông tư quản lý về ĐVHD như: Nghị định 160/2013/ NĐ-CP; Nghị định 64/2019/NĐ-CP; Nghị định 06/NĐCP/2019; Thông tư 90/2019/TT-BNN.

1 3
© SVW

Cùng với các NGOs khác đã kêu gọi được Thủ tướng ban hành Chỉ thị 29/TTg-2020 về tăng cường quản lý động vật hoang dã.

snare trap
© SVW

Thành công trong việc đưa các hành vi mang bẫy, chó săn vào Nghị định 35/2019/NĐ-CP, hay tăng nặng khung xử phạt với các hành vi buôn bán, săn bắt, vận chuyển ĐVHD trong bộ Luật Hình sự.

SVW LeVanDung 12
© SVW - Le Van Dung

Góp phần đưa loài Cầy vằn, Cầy gấm và Cầy giông đốm lớn lần đầu tiên vào danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP được điều chỉnh danh sách loài trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Nhờ đó, những loài cầy này đã nhận được sự chú ý của các cơ quan thực thi pháp luật và những hành vi vi phạm liên quan đến chúng có thể bị truy tố trước pháp luật.

TIN TỨC

It seems we can’t find what you’re looking for.