CẦY VẰN BẮC
Chrotogale owstoni
THÔNG TIN
MỘT TRONG NHỮNG LOÀI CẦY HIẾM NHẤT TRÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM!
- Đặc điểm nhận dạng là 4 sọc đen trên lưng
- Thức ăn yêu thích là giun đất, trái cây và côn trùng
- Mùa sinh sản là từ tháng 1 đến tháng 5

Môi trường sống & Phân bố
- Cầy vằn bắc thích môi trường sống thường xanh, nơi có mùa khô không quá khắc nghiệt
- Việt Nam: Cầy vằn bắc sống trải dài từ miền Bắc đến các tỉnh miền Trung
- Thế giới: Sống ở phía Tây của Lào dọc theo dãy Trường Sơn, và số ít ở phía Nam Trung Quốc
MỐI ĐE DOẠ
Cầy vằn bắc được xếp vào Sách Đỏ của IUCN là Nguy cấp

LOÀI CẦY VẰN BẮC QUÝ HIẾM ĐANG GẶP NGUY HIỂM!!

- Nạn bẫy dây vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Cầy vằn bắc và là nguyên nhân chính khiến quần thể của chúng bị suy giảm
- Nhu cầu tiêu thụ cà phê chồn ở miền Trung Việt Nam cũng là một mối đe dọa; đã có ít nhất ba cá thể Cầy vằn bắc đã bị tịch thut tại một cơ sở cà phê chồn ở Đà Lạt năm 2018.
- Buôn bán động vật hoang dã trái phép trên mạng xã hội cũng đang là một mối đe dọa lớn đối với loài. Hai cá thể đực bị rao bán trên mạng làm thú cưng năm 2018, đã được tịch thu và chuyển giao cho VQG Cúc Phương. Một cá thể đã bị chụp ảnh ở Zanhuayen, Thành Đô, Trung Quốc (nằm ngoài phạm vi bản địa) vào tháng 2 năm 2018.



HOẠT ĐỘNG CỦA SVW
CPCP, Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt nhỏ và Tê tê, cũng là nơi đã đặt nền móng phát triển cho SVW
- Là trung tâm chuyên biệt duy nhất tại Việt Nam giúp phục hồi, nhân giống và tái thả Cầy vằn bắc thành công kể từ năm 1995
- Cứu hộ và phục hồi 14 cá thể, sinh sản thành công 66 cá thể Cầy vằn bắc
- Quản lý quần thể nuôi nhốt ở Việt Nam và quốc tế để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh
CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN CẦY VẰN BẮC 2019 - 2029
BẠN CÓ THỂ GIÚP GÌ?

BẢO TRỢ CẦY VẰN BẮC
By symbolically adopt one, you can help us take care of the rescued Owston's Civet who could not be released and have to stay at our center due to injuries.
CÂU CHUYỆN VỀ LUCIK
Lucik được một người dân địa phương tại Vũng Tàu nhận nuôi từ năm 2016 khi còn rất nhỏ. Trong một lần tuần tra vào đầu tháng 11 năm 2018, các cán bộ kiểm lâm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã phát hiện Lucik đã bị nuôi giữ trái phép và báo cho SVW để kịp thời cứu hộ. Sau 2 ngày di chuyển trên xe khách, cuối cùng quản lý nhóm chăm sóc đã đựa được bạn Lucik về tới trung tâm an toàn. Hiện nay, Lucik hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng cho chương trình nhân nuôi sinh sản cầy vằn sắp tới.
Nhận nuôi Lucik, bạn cùng nhiều người khác nữa sẽ đóng góp một phần rất lớn trong việc phục hồi quần thể của loài cầy vằn bắc trong tự nhiên.