Tập Huấn Sinh Viên Tình Nguyện Về Kỹ Năng Nghiên Cứu Xã Hội

1
tập huấn tại 3 tỉnh thành
1
sinh viên đại học từ 49 trường đại học

MỤC TIÊU

  • Trang bị cho sinh viên kỹ năng và phương pháp thực hiện khảo sát xã hội.
  • Khơi gợi tình yêu thiên nhiên và nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết về bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là bảo tồn loài Tê tê tại Việt Nam.
  • Tạo cơ hội để sinh viên được trải nghiệm, học tập và tham gia công tác bảo tồn động vật hoang dã.
  • Tạo môi trường giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức về bảo tồn giữa mạng lưới tình nguyện viên và cán bộ Tổ chức Save Vietnam’s Wildlife.
  • Bổ sung cho các bạn sinh viên các kỹ năng xã hội cần thiết để thực hiện và tham gia các hoạt động cộng đồng.

THIẾT KẾ TẬP HUẤN

Sinh viên sẽ phỏng vấn người dân sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau (thành thị, nông thôn, và khu vực xung quanh rừng) tại 15 tỉnh thành trên cả nước. Do tại Việt Nam có sự khác biệt văn hóa rõ rệt giữa các vùng miền và tỉnh thành, chúng tôi xem xét thư ứng tuyển, phỏng vấn và lựa chọn những sinh viên đại học thường trú tại 15 tỉnh đã chọn để đảm bảo việc sinh viên quen thuộc với vùng miền và văn hóa địa phương, để có thể giao tiếp hiệu quả nhất và di chuyển an toàn hơn. Sinh viên được lựa chọn đến từ 49 trường đại học khắp cả nước. Vì thế, chúng tôi sẽ lựa chọn 3 điểm tập huấn nằm tại 3 thành phố lớn (thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh) nơi có số lượng thành viên tham gia sinh sống và học tập nhiều nhất. Một số học sinh đến từ các tỉnh thành khác sẽ được hỗ trợ kinh phí đi lại để tham gia tập huấn ở điểm tập huấn gần nhất.

Chúng tôi hướng đến việc đảm bảo rằng sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức, thông tin và kỹ năng thực tiễn để thực hiện phỏng vấn cũng như nâng cao nhận thức người dân Việt Nam về bảo tồn động vật hoang dã. Kết thúc quá trình phỏng vấn, mỗi sinh viên sẽ thực hiện một hợp phần nâng cao nhận thức người tham gia sao cho mỗi người đã được phỏng vấn sẽ có cái nhìn tích cực về công tác bảo tồn tê tê. Điều này cũng là để ngăn chặn những hành vi tiêu cực có thể xảy ra với tê tê do sự tò mò của người dân.

  • Giới thiệu về bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam
  • Giới thiệu về tê tê, tình trạng bảo tồn và những thách thức
  • Giới thiệu dự án và thực hành các kỹ năng cần thiết
  • Thực hành phỏng vấn và hợp phần nâng cao nhận thức
  • Hợp phần nâng cao nhận thức cho người được phỏng vấn.

KẾT QUẢ TẬP HUẤN

114 sinh viên sau tập huấn đã phỏng vấn và nâng cao nhận thức được cho khoảng 10.000 người sinh sống tại 15 tỉnh thành trên cả nước. Ở mỗi tỉnh, mỗi sinh viên đã di chuyển hàng trăm ki lô mét từ thành thị đến nông thôn và những khu vực vùng sâu vùng xa, để đảm bảo chất lượng của thông tin thu thập.

Khoảng 10.000 bộ quà tặng giáo dục, bao gồm giấy chứng nhận, đã được phát trực tiếp cho tất cả những người tham gia phỏng vấn.

Sau khi dữ liệu được lọc và làm sạch, nghiên cứu đã thu được 8.313 bộ câu trả lời hoàn chỉnh để phân tích dữ liệu.

Đã có những phản ứng tích cực từ phía người tham gia đối với giấy chứng nhận. Phần lớn người được hỏi hài lòng và vui khi nhận được giấy chứng nhận. Một số người đã sử dụng giấy chứng nhận để lan tỏa thông điệp về bảo tồn tê tê đến nhiều người. Một người những người tham gia phỏng vấn tên là V.T.B.V ở tỉnh Cần Thơ đã cẩn thận đặt giấy chứng nhận ở một vị trí trang trọng và dễ thấy trên tường của nhà hàng chị sở hữu. “Đó, cô để Giấy chứng nhận vào đó, ai đến ăn bún đều biết để không làm hại loài tê tê hiền lành này!” , chị V. đã chia sẻ.

ẢNH VÀ HOẠT ĐỘNG