NGHIÊN CỨU CƠ SỞ

SVW đã thực hiện một số nghiên cứu cơ sở nhằm tìm hiểu thông tin nhân khẩu học và đặc điểm của các nhóm đối tượng mục tiêu, đồng thời, xác định nhu cầu bảo tồn địa phương, từ đó xây dựng các yêu cầu bảo tồn với các nhóm loài, và phát triển các biện pháp can thiệp phù hợp với nhu cầu bảo tồn đã xác định.

Năm 2015, chúng tôi đã phỏng vấn 8,313 người dân tại 15 tỉnh thành trên khắp cả nước để tìm hiểu về tình trạng buôn bán và tiêu thụ tê tê tại Việt Nam. Đây là nghiên cứu xã hội đầu tiên được thực hiện trên quy mô toàn quốc, tập trung vào vấn đề buôn bán và tiêu thụ tê tê. Nghiên cứu đã cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu để các tổ chức bảo tồn và cơ quan nhà nước đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng tê tê tại Việt Nam. 

Vào năm 2018, chúng tôi đã phỏng vấn 315 lãnh đạo, cán bộ địa phương và 1.403 hộ gia đình sống trong vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này nhằm đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng đối với động vật hoang dã. Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số ‘điểm nóng’ về săn bắt động vật hoang dã trong Vườn Quốc gia; đồng thời giúp SVW cùng đối tác địa phương xây dựng một số hướng dẫn hoạt động nhằm giảm bớt các hành vi săn bắt trái phép của cộng đồng. 

Vào năm 2020, chúng tôi đã phỏng vấn được 384 các quan chức Chính phủ và 32 các chủ nhà hàng để tìm hiểu về thái độ và sự hiểu biết của họ về mối quan hệ giữa đại dịch Covid-19 và việc tiêu thụ động vật hoang dã, cũng như động cơ của họ và các yếu tố xã hội khác dẫn đến hành vi tiêu thụ động vật hoang dã. Kết quả nghiên cứu này đã được sử dụng để phát triển các biện pháp can thiệp nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trong khu vực.

Vào năm 2021, chúng tôi đã thiết kế một khảo sát xã hội và tập huấn cho Nhóm Bảo vệ rừng để họ thực hiện phỏng vấn 318 hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Khảo sát nhằm tìm hiểu tình hình tuần tra rừng hiện nay tại VQG Pù Mát và hiểu biết của những người này về vấn đề nhận khoán bảo vệ rừng. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.

D01

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ

SVW đã thực hiện nhiều khảo sát đánh giá hiệu quả và tác động của các chương trình giáo dục trường học và giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm động vật hoang dã.

Nghiên cứu đánh giá chương trình trường học dành cho trẻ em sống quanh vùng đệm của Vườn Quốc gia Cúc Phương: vui lòng tìm hiểu thêm thông tin chi tiết cũng như những kết quả đánh giá và báo cáo kỹ thuật của chương trình tại đây.

Báo cáo của nghiên cứu đánh giá chương trình trường học dành cho trẻ em sống quanh vùng đệm của Vườn quốc gia Pù Mát sẽ được công bố và cập nhật tại đây vào tháng 12 năm 2022, ngay sau khi dự án kết thúc.

Báo cáo của nghiên cứu đánh giá chương trình giảm cầu tại tỉnh Nghệ An sẽ được công bố và cập nhật tại đây vào năm 2023, sau khi dự án kết thúc.