Hành Trình “Tuổi Thơ Xanh” 2016 - 2019

1
trường mầm non
1
chuyến trải nghiệm
0
trẻ em 4 - 5 tuổi
1
giáo viên, phụ huynh

Nhấn vào đây để xem báo cáo 3 năm.

Đọc bài báo về chương trình trên Tạp chí Hiệp hội các Nhà Giáo dục bảo tồn Quốc tế (International Zoo Educators Association – IZEA) tại đây, trang 13-16.

Đọc bài báo giới thiệu chương trình được như một nghiên cứu tình huống cho Chiến lược Giáo dục Bảo tồn Vườn thú và Thủy cung Thế giới, do Hiệp hội Vườn thú và Thủy cung Thế giới (World Association of Zoos and Aquariums – WAZA) và Hiệp hội Các nhà Giáo dục Vườn thú Quốc tế (IZEA) phát hành tại đây, trang 74.

Truy cập các tài liệu và ấn phẩm giáo dục mà chúng tôi đã tạo ra cho các chương trình học tại đây.

MỤC TIÊU

  • Khuyến khích tình yêu thiên nhiên trong trẻ; góp phần nâng cao nhận thức, định hình thái độ tích cực của trẻ về môi trường tự nhiên và các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.
  • Lan truyền thông điệp giáo dục bảo tồn trong nhà trường, gia đình và xã hội.
  • Là bước mở đầu giúp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội thấy được sự cần thiết của các hoạt động giáo dục thiên nhiên đối với sự phát triển của trẻ.
  • Đưa giáo dục trải nghiệm thiên nhiên trở thành một trong những hoạt động giáo dục ngoại khóa thường niên của các trường mầm non.
  • Là cầu nối giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội và tổ chức bảo tồn trong các hoạt động giáo dục, trải nghiệm và kết nối trẻ với thế giới tự nhiên.

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

THÀNH TỰU

Kết quả khảo sát cho thấy sau khi tham gia chương trình, học sinh đã có thêm những hiểu biết về ĐVHD cũng như có sự thay đổi tích cực trong nhận thức và thái độ về bảo tồn ĐVHD.

Sub2 03.1 17

Với nội dung kiến thức về các loài ĐVHD, tỷ lệ học sinh nhận biết đúng được 5 loài (Tê tê, Mèo rừng, Cầy mực, Cầy vằn và Rái cá) đều tăng cao sau khi tham gia chương trình. Việc lựa chọn những loài động vật mà trung tâm tập trung nghiên cứu (Tê tê, Cầy, Mèo rừng) để đưa vào chương trình và nội dung khảo sát đã giúp trẻ được tìm hiểu về những loài này một cách cụ thể, sinh động hơn thông qua những tư liệu mà trung tâm lưu trữ, đồng thời qua việc quan sát trực tiếp những động vật đang được chăm sóc trong khu chăm sóc dài hạn. Như với loài Tê tê – đại sứ giáo dục của Trung tâm thì tỷ lệ nhận biết của trẻ sau chương trình luôn có mức tăng cao nhất so với 4 loài còn lại, trong cả 3 năm chương trình thực hiện.

Ngoài ra, với việc không ngừng rút kinh nghiệm và cải tiến phương pháp giáo dục qua các năm, kết quả khảo sát kiến thức của học sinh năm thứ 3 đã có chiều hướng tăng hơn các năm trước. Cụ thể, nhờ việc khéo léo lồng ghép hình ảnh và đặc điểm của 2 loài Cầy vằn và Rái cá vào các câu chuyện và hoạt động nên 2 loài động vật hoang dã vốn rất xa lạ với trẻ đã trở nên gần gũi hơn. Kết quả trong năm học 2018 – 2019, tỷ lệ trẻ nhận biết được Rái cá và Cầy vằn tăng hơn 30% so với trước, đạt tỷ lệ lần lượt là 32% và 34%. Đặc biệt kết quả này tăng gấp đôi so với năm học trước đó.

Bên cạnh đó, các thông điệp giáo dục cũng được thiết kế để phù hợp và gần gũi với nhận thức của lứa tuổi mầm non. Tất cả các thông điệp: “Không ăn thịt ĐVHD”, “Không nuôi ĐVHD làm thú cưng”, “Gọi tới trung tâm cứu hộ khi nhìn thấy động vật rừng bị thương”, “Nói, kể với gia đình, bạn bè để bảo vệ động vật rừng” đều có số phần trăm trẻ lựa chọn rất cao.

Chương trình “Tuổi thơ Xanh” được xây dựng không chỉ với mục tiêu khuyến khích tình yêu thiên nhiên và nâng cao nhận thức về ĐVHD mà còn mong muốn có thể góp phần trong công tác lan tỏa các thông điệp bảo tồn trong xã hội.

Sub2 03.1 18

Trong một ngày hoạt động, các thông điệp được cán bộ giáo dục lồng ghép khéo léo giúp trẻ ghi nhớ lâu và sâu hơn. Đặc biệt, thông điệp “Nói, kể với gia đình, bạn bè để bảo vệ động vật rừng” luôn là một trong những thông điệp được trẻ lựa chọn cao nhất, đạt tỷ lệ trung bình 95% trong 3 năm thực hiện. Như vậy, sau khi tham gia chương trình, trẻ trở thành những đại sứ giáo dục mang các thông điệp giáo dục bảo tồn lan tỏa tới cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời gian một ngày, các cán bộ giáo dục khó có thể truyền tải hết kiến thức và thông điệp tới học sinh. Cùng với đó, trẻ ở lứa tuổi nhỏ, nhận thức và tư duy chưa phát triển hoàn chỉnh nên việc ghi nhớ, truyền đạt kiến thức tới gia đình còn gặp hạn chế. Điều này đòi hỏi các thông điệp bảo tồn cần được lồng ghép nhiều hơn trong chương trình học chính quy của trẻ.

Sub2 03.1 19

Sau năm học đầu tiên 2016 – 2017, với 1173 học sinh từ 14 trường mầm non, chương trình “Tuổi Thơ Xanh” đã mở rộng tới 28 trường trên toàn huyện Nho Quan và duy trì như một hoạt động ngoại khóa trong 2 năm học tiếp theo 2017 – 2019. Thành công này có được nhờ sự ủng hộ tích cực từ phía Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nho Quan, nhà trường và gia đình học sinh. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 99% giáo viên, phụ huynh mong muốn có thêm nhiều trẻ ở nhiều độ tuổi được trải nghiệm chương trình. Về phía trẻ em, đối tượng chính của “Tuổi thơ Xanh”, 93% trả lời sẽ tiếp tục tham gia các chương trình giáo dục bảo tồn tiếp theo.

Chúng tôi hy vọng những năm tiếp theo, cùng với việc xã hội hóa giáo dục, sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội, chương trình “Tuổi Thơ Xanh” có thể tiếp tục thực hiện và trở thành một chương trình ngoại khóa thường niên của các trường mầm non.

Để nhiều học sinh có cơ hội trải nghiệm thiên nhiên rừng Cúc Phương, tìm hiểu về các loài ĐVHD trong chương trình, các trường có thể chủ động đăng ký cho học sinh tham gia. Tuy nhiên, với những trường thuộc khu vực có thời gian và khoảng cách xa với VQG Cúc Phương, Save Vietnam’s Wildlife hy vọng các tổ chức khác có thể tìm hiểu và tham khảo chương trình “Tuổi thơ Xanh” để áp dụng mô hình này tại địa phương. “Tuổi thơ Xanh” cũng là tiền đề để chúng tôi mở rộng mô hình giáo dục bảo tồn ở nhiều lứa tuổi hơn và nhiều vùng miền hơn ở Việt Nam.

 

Sub1 03 01

Trong quá trình thực hiện, chương trình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía gia đình và nhà trường. Phần lớn giáo viên, phụ huynh tham gia đều thể hiện thái độ yêu thích với chương trình và mong muốn được tham gia những chương trình như thế trong tương lai. Trong năm học 2018 – 2019, chương trình đã cho ra đời trang mạng xã hội Facebook mang tên “Đi và Khám phá” (sau này được đổi tên thành trang “Giáo dục Bảo tồn Thiên nhiên”), nhằm tạo ra cầu nối gắn kết giữa hoạt động giáo dục bảo tồn đối với gia đình, nhà trường. Từ đó, “Tuổi thơ Xanh” trở thành cầu nối giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội và các tổ chức bảo tồn trong hoạt động giáo dục, trải nghiệm và kết nối trẻ với thế giới tự nhiên.