Trao bé hạt mầm

1
chuyến trải nghiệm
1
học sinh tiểu học lứa tuổi 8, 9, 10
0
giáo viên

Nhấn vào đây để xem báo cáo của chương trình.

MỤC TIÊU

  • Khơi dậy và khuyến khích tình yêu thiên nhiên cùng động vật hoang dã trong trẻ (đặc biệt là các loài thú ăn thịt và Tê tê) qua các hoạt động trải nghiệm thiên nhiên ngoài trời với thời lượng một ngày.
  • Cung cấp cho trẻ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để nâng cao nhận thức của trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ hành động để bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã.
  • Truyền cảm hứng để trẻ trở thành những đại sứ lan tỏa các thông điệp ý nghĩa về bảo tồn động vật hoang dã trong gia đình, trường học và cộng đồng.
  • Đưa giáo dục trải nghiệm thiên nhiên trở thành một trong những hoạt động giáo dục ngoại khóa thường niên của các trường mầm non.

THIẾT KẾ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình được thiết kế trong khuôn khổ một ngày, cân bằng giữa các hoạt động tĩnh và động, với nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với thể trạng, tâm lý và mức độ nhận thức của học sinh tiểu học. Chương trình bao gồm:

  • Các hoạt động ngoài trời để tìm hiểu và khám phá thiên nhiên VQG Cúc Phương;
  • Các hoạt động giáo dục trong nhà tại Trung tâm Giáo dục Thú ăn thịt và Tê tê;
  • Tận mắt quan sát các loài ĐVHD không thể tái thả tại Trung tâm và lắng nghe câu chuyện vì sao các bạn không thể trở về rừng;
  • Quan sát các nhân viên chăm sóc động vật cho cá thể Cầy mực ăn.
Sub2 03.3 01

Sub2 03.3 02

Mỗi trẻ được trang bị những vật dụng cần thiết để trở thành một nhà nghiên cứu động, thực vật trong rừng như sổ tay khám phá, bút, màu vẽ, kính lúp, dụng cụ y tế, áo mưa, thuốc chống muỗi, vắt… để đảm bảo an toàn cũng như tăng tính trải nghiệm cho trẻ. Trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động đa dạng như cảm nhận không khí trong rừng, quan sát các loài thực vật, tìm dấu vết và quan sát các loài động vật ngụy trang, lắng nghe tiếng chim hót, đo cây, kết hợp các bài học về các loại rễ, thân, cành, lá.

Sub2 03.3 03 Sau khi khám phá thiên nhiên, trẻ được thực hiện một thí nghiệm về xói mòn đất trong Vườn thực vật. Các cán bộ giáo dục của chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở kích thích khả năng quan sát, phân tích vấn đề của trẻ. Trẻ học được bài học đất là loại tài nguyên thiên nhiên dễ bị tàn phá, so sánh được khả năng bị xói mòn của đất rừng và đất trống đồi trọc, cũng như ảnh hưởng của việc tàn phá rừng đối với chính cuộc sống của các em, những người đang sống ngay tại khu vực tiếp giáp rừng. Chính việc thực hành thí nghiệm này đã giúp trẻ hiểu sâu hơn về vai trò quan trọng của rừng, từ đó, các em đưa ra được những thông điệp về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động thực vật và chia sẻ những điều các em mong muốn góp sức để bảo vệ rừng.
Sub2 03.3 04 Trẻ được tiếp tục “học mà chơi” với hoạt động Mạng lưới sự sống. Trẻ học được rằng: Một khu rừng càng nhiều tầng, lớp, cấu trúc đa dạng, thì sự sống trong khu rừng đó càng phong phú và muôn hình muôn vẻ. Sự sống của các loài sinh vật trong một khu rừng phụ thuộc lẫn nhau và có tác động đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, khi bị con người tác động quá mạnh, toàn bộ mạng lưới sự sống này, bao gồm cả con người sẽ bị phá hủy và không thể phục hồi lại được. Đây là hoạt động tĩnh nhằm giúp trẻ cảm nhận được sâu lắng hơn mối liên hệ giữa mọi sự vật, hiện tượng, con người trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó, các cán bộ giáo dục cũng khéo léo đưa vào tên của nhiều loài động vật hoang dã mà trẻ có cơ hội được học và quan sát trong buổi chiều nhằm kích thích trí tò mò của trẻ.
Sub2 03.3 05 Hổ và Nai là hoạt động tổng kết cho hợp phần buổi sáng của chương trình. Đây là một hoạt động thể chất mang tính vui nhộn, khéo léo và hấp dẫn. Các câu hỏi tình huống được đặt ra yêu cầu trẻ phải có phản ứng nhanh nhạy để có thể tìm ra câu trả lời đúng trong thời gian nhanh nhất, đồng thời khuyến khích sự vận động, chạy nhảy của trẻ, đáp ứng được tính hiếu động của trẻ trong giai đoạn tiểu học.

Sub2 03.3 06

Chương trình buổi chiều được kết hợp giữa việc học tập trong phòng và tham quan ngoài trời tại Trung tâm giáo dục bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê đầu tiên ở Việt Nam. Tại Nhà giáo dục, học sinh được chia thành nhóm để học về sự đa dạng của các loài động vật hoang dã ở Việt Nam, cụ thể là nhóm các loài thú ăn thịt và Tê tê, mối nguy mà chúng phải đối mặt và những nỗ lực bảo tồn, qua việc tương tác với các hình ảnh và trò chơi. Trẻ ghi chép lại thông tin mà mình thấy hứng thú vào cuốn sổ tay khám phá của mình. Khi ra ngoài, trẻ được gặp gỡ các loài động vật trong khu vực chăm sóc dài hạn tại Trung tâm, và cũng chính là Đại sứ Giáo dục của Trung tâm. Ở đây, học sinh không chỉ được nghe câu chuyện cứu hộ của các bạn động vật này mà còn được quan sát các nhân viên chăm sóc động vật cho Cầy mực ăn. Cuối cùng là hoạt động tổng kết với các câu hỏi tình huống được đặt ra để trẻ chia sẻ những gì các em nên làm nhằm bảo vệ động vật hoang dã.

Sub2 03.3 07

Một hoạt động quan trọng trong ngày chính là quá trình đánh giá nhận thức của các em trước và sau khi tham gia chương trình. Sự hiệu quả của chương trình có thể được đánh giá qua sự thay đổi trong nhận thức của trẻ trước và sau khi tham quan, học tập một ngày. Từ đó, chúng tôi cũng điều chỉnh nội dung và hoạt động phù hợp hơn cho các chương trình tương lai.

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

Bộ bảng hỏi trước và sau tham quan dành cho học sinh và bảng hỏi chung dành cho giáo viên và phụ huynh được xây dựng và phân tích để đánh giá chương trình. 

Dưới đây là một vài kết quả chính.

Kết quả khảo sát học sinh

Sub2 03.3 08

Biểu đồ 1: Kết quả khảo sát khả năng nhận biết của học sinh về khả năng nhận biết các vai trò của rừng (Đơn vị: %)

Biểu đồ 1 cho thấy kiến thức của học sinh về vai trò của rừng trước và sau khi tham gia chương trình Trao Bé Hạt Mầm đã tăng lên đáng kể. “Làm sạch môi trường” tiếp tục đạt tỷ lệ nhận biết cao nhất với 71.1%, tăng gần gấp 2 lần trước tham quan. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhận biết ở vai trò “Phòng chống thiên tai” có mức tăng cao nhất, 40.1%, hơn 6 lần so với trước khi tham quan.

Sub2 03.3 09

Biểu đồ 2: Kết quả khảo sát khả năng nhận biết của học về 4 loài ĐVHD ở Việt Nam (Đơn vị: %)

Biểu đồ 2 cho thấy, khi kết thúc chương trình, tỷ lệ trẻ nhận biết đúng cả 5 loài tăng lên gấp 4 lần, đạt 57.4%. Tê tê tiếp tục đạt tỷ lệ nhận biết cao nhất với 95.5%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhận biết Cầy mực có mức tăng cao nhất, 77.9%, gần 2 lần so với trước khi tham quan. Đối với tỷ lệ nhận biết Mèo rừng và Rái cá cũng ở mức cao, trên 70%. Nhìn chung, sau một ngày tham gia chương trình, sự hiểu biết của học sinh về các loài ĐVHD đều tăng. Mặc dù vậy, tỷ lệ tăng lên này có sự khác nhau ở các loài.

Sub2 03.3 10

Biểu đồ 3: Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ của học sinh qua các thông điệp giáo dục bảo tồn (Đơn vị: %)

Biểu đồ 3 thể hiện rõ, sau khi tham gia chương trình, tỷ lệ trẻ nhận thức đúng tất cả các thông điệp đạt 87%, tăng 70%. Trong tất cả các thông điệp, thông điệp 4: “Không mua ĐVHD từ chợ thả về rừng” đạt tỷ lệ thấp nhất trước tham quan, nhưng đã có mức tăng cao nhất, gần 41% so với trước đó. Các thông điệp còn lại đều đạt trên 70%.

Sub2 03.3 11

Biểu đồ 4.1: Kết quả đánh giá mức độ yêu thích của học sinh với các hoạt động trong chương trình (Đơn vị: %)

Biểu đồ 4.1 chỉ ra rằng mỗi hoạt động trong chương trình đều nhận được sự yêu thích với mức độ khác nhau. Trong tất cả các trẻ tham gia phỏng vấn, hai hoạt động được trẻ yêu thích nhất là “Thăm Động vật hoang dã” và “ Nhà nghiên cứu rừng” chiếm 20.4% và 20.3%, gần một nửa số học sinh tham gia phỏng vấn. Các hoạt động còn lại có tỷ lệ lựa chọn từ 0.9% – 15%. Sự yêu thích của học sinh đối với chương trình còn thể hiện thông qua tỷ lệ phần trăm các hoạt động mà học sinh không thích được thể hiện ở biểu đồ dưới đây.

Sub2 03.3 12

Biểu đồ 4.2: Kết quả đánh giá mức độ không yêu thích của học sinh với các hoạt động trong chương trình (Đơn vị: %)

Biểu đồ cho thấy có đến hơn 80% học sinh tham gia thích tất cả các hoạt động trong chương trình. Trong tất cả các trẻ tham gia phỏng vấn, tỉ lệ trẻ trả lời rằng không thích ở mỗi hoạt động đều không vượt quá 5%.

Sub2 03.3 13

Biểu đồ 4.3: Kết quả đánh giá trẻ mức độ hài lòng của trẻ đối với chương trình (Đơn vị: %)

Kết quả khảo sát từ biểu đồ 4.3 cho thấy có 98.4% trẻ rất thích chuyến trải nghiệm này. Bên cạnh đó, 89.2% trẻ tham gia nhận thấy rằng nội dung trải nghiệm hỗ trợ việc học môn khoa học trên lớp và 97.6% trẻ nhận xét rằng các CBGD nhiệt tình hướng dẫn những điều mà các em quan tâm. Có 91.7% học sinh mong muốn được tiếp tục tham gia chương trình Trao Bé Hạt Mầm trong tương lai. Chỉ có 4.4% trẻ trả lời không muốn tham gia chương trình trong tương lai với những lý do khác nhau như say xe, không thích đi xe ô tô. Như vậy có thể thấy, các hoạt động trong chương trình Trao Bé Hạt Mầm đều nhận được phản hồi tích cực từ phía các học sinh tham gia.

Kết quả khảo sát Giáo viên

Sub2 03.3 14

Biểu đồ 5: Đánh giá mức độ hài lòng của Giáo viên (Đơn vị: %)

Chương trình Trao Bé Hạt Mầm nhận được sự ủng hộ và mức độ hài lòng trung bình trên 90% từ giáo viên về tất cả các mục được hỏi.