THẾ HỆ TRẺ GIỮ
“LÁ PHỔI XANH”

Đội
BẢO
VỆ
RỪNG

AI?

Nhóm Bảo vệ rừng (hay còn gọi là Anti-poaching Unit) là nhóm hoạt động có tổ chức chống lại nạn săn trộm động vật hoang dã trên thế giới. Nhận thấy việc cấp thiết phải tăng cường thực thi pháp luật để bảo vệ rừng và động vật hoang dã tại các VQG, tăng cường lực lượng và đẩy mạnh sự phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, năm 2018, SVW thành lập đội Anti-poaching đầu tiên ở Việt Nam với 7 thành viên hoạt động tại Vườn Quốc gia Pù Mát.

Tất cả thành viên là những thanh niên ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành về Lâm nghiệp ở Việt Nam. Các thành viên phải trải qua quá trình đào tạo và huẩn luyện nghiêm khắc từ việc dồi kiến thức về bảo tồn, các loài động vật hoang dã, luật pháp, vấn nạn xã hội cho đến kỹ năng tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và cả việc học theo thợ săn – những người có nhiều kinh nghiệm đi rừng đồng thời tìm và phát hiện dấu vết vi phạm trong rừng.

Phối hợp với lực lượng kiểm lâm tại các VQG, nhóm Bảo vệ rừng thực hiện các chuyến tuần tra hàng tháng (từ 5 đến 10 ngày) nhằm kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản và kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

2018

Những thành viên đầu tiên

antipoaching
antipoaching

Sau cuộc tuyển chọn kỹ lưỡng, Đội Bảo vệ rừng của SVW bắt đầu hoạt động với 07 thành viên, được trang bị đầy đủ từ kỹ năng sinh tồn, các trang thiết bị hiện đại cho đến kiến thức phục vụ công tác bảo vệ hệ sinh thái rừng. Sau 04 năm cống hiến và làm việc, có những người ra đi và có những người ở lại.

antipoaching

Lộc Văn Thắng

Lộc Văn Thắng, đến từ mảnh đất Châu Khê - nơi có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, người anh cả của nhóm bảo vệ rừng và cũng là "chiếc máy nổ vui vẻ" luôn mang lại tiếng cười cho những người xung quanh. Trước khi gia nhập SVW, Thắng đã trải qua nhiều công việc và vị trí khác nhau để rồi dừng chân và đồng hành cùng nhóm ảo vệ rừng suốt 4 năm qua. Người anh ấy dùng sự trưởng thành của mình để yêu thương, chăm sóc các em, luôn dành những phần khó khăn nhất về mình nhưng cũng không quên cười thật tươi dù cho cơ thể mỏi mệt cỡ nào.

antipoaching
anti poaching

Lộc Văn Tạo

Lộc Văn Tạo là người con của Tây Nghệ An, mang trong mình tình yêu bản làng dưới những tán cây rừng xanh mướt. Tạo là người bộc trực, thẳng thắn trong suy nghĩ và quyết đoán trong hành động. Tưởng đâu, chàng trai ấy là người khô khan nhưng Tạo không chỉ là người đầu bếp tài năng với những món ăn đầy đủ dinh dưỡng cho anh em mà còn mang trong mình tâm hồn của người thi sĩ

Lang Văn Diện

Sinh ra và lớn lên tại Con Cuông, Lang Văn Diện là chàng trai hội tụ đầy đủ sức trẻ, sự dẻo dai bền bỉ của người con miền rừng núi. Diện có sức khoẻ tốt, hoạt bát và nhanh nhẹn nên dù chuyến tuần tra có dài ngày hay đi vào nơi sâu nhất của rừng thì Diện cũng luôn là một trong những người đến nơi nghỉ sớm nhất. Đặc biệt hơn cả, Diện có trí nhớ vượt trội so với tất cả các thành viên trong nhóm. Diện chưa từng quên những con đường đã đi qua, dù đó là chuyến đi đầu tiên cách đây 4 năm.

antipoaching
antipoaching

Phạm Quốc Hoà

Phạm Quốc Hòa, chàng trai với gương mặt phúc hậu, xuất thân từ làng chài nhỏ ven sông Lam, đã ngược dòng sông ấy để đến với huyện miền núi Tương Dương sinh sống và làm việc. Hoà là sự pha trộn của sự mềm mại miền sông nước cùng sự gai góc của miền núi rừng; điềm đạm, hoà nhã nhưng không kém phần nhiệt huyết, xông xáo. Chính bởi sự điềm tĩnh của mình, Hoà luôn trong nhóm chốt đoàn, để đảm bảo rằng không có ai bị bỏ lại phía sau.

antipoaching

Nguyễn Hữu Trung

Nguyễn Hữu Trung, người con của vùng quê nhút Thanh Chương, một chàng trai tuy có làn da ngăm đen, dong dỏng cao nhưng mang vẻ thư sinh, tri thức đã khiến mọi người tự hỏi, liệu Trung có đủ sức khoẻ cũng như hiểu biết về rừng để đi tuần tra hay không. Trải qua bốn năm làm việc và công tác, Trung đã âm thầm trả lời cho mọi người câu hỏi ấy. Không chỉ sức bền, Trung còn có kiến thức tốt về đa dạng sinh học, luật pháp và cả tầm nhìn trong công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, Trung luôn nỗ lực tìm tòi và học hỏi những kiến thức mới đồng thời chia sẻ cho mọi người trong nhóm để cùng nâng cao năng lực bản thân.

antipoaching

Lê Thị Ngọc Lắm

Lê Thị Ngọc Lắm, cô gái duy nhất trong nhóm bảo vệ rừng, bông hồng của rừng xanh, và, không thua kém bất kỳ chàng trai nào trong nhóm. Lắm chưa từng bỏ cuộc trong những lần tuần tra, chưa từng một lời than về nơi rừng sâu nước lạnh. Bởi là người con đất võ Bình Định, Lắm mang tinh thần không khuất phục trước khó khăn đồng thời mạnh mẽ trong từng lời nói, dứt khoát trong mọi tình huống. Dù cứng rắn như vậy, Lắm vẫn là một cô gái, vẫn tới “ngày đèn đỏ” không bước nổi chân, vẫn có những đoạn đường cần tới các anh giúp đỡ, vẫn là em gái nhỏ của cả nhóm.

antipoaching

Soh Ao Ju Long

Soh Ao Ju Long, chàng trai người dân tộc Cơ Ho sinh ra từ nắng gió Tây Nguyên với làn da đen, mắt sáng, vóc dáng hiền hoà. Ju Long mộc mạc, hiền lành nhưng luôn tạo cho người xung quanh cảm giác an toàn trong những chuyến tuần tra. Dù không phải người hoạt ngôn, nhưng Ju Long lại là một người kể chuyện đầy cuốn hút với những câu nói đầy hài hước và hóm hỉnh. Cùng với đó, bản thân Ju Long cũng giống như một trang sử thi đầy hào hùng về con người Tây Nguyên, ngày đêm gìn giữ màu xanh cho hệ sinh thái rừng.

thanh xuân là bảo vệ rừng

Có nhiều người từng hoài nghi khi nhìn những thanh niên ấy, liệu họ có đảm nhận nổi công việc vô cùng vất vả, gian truân này không? Ngoài những nguy hiểm không lường trước của rừng thiêng nước độc, những chuyến tuần tra rừng vào mùa mưa với ruồi vàng và vắt, thì những sự thiếu thốn vật chất, không điện, không nước sạch, không Internet, không trò chơi giải trí hiện đại có khiến họ nhàm chán mà bỏ giữa chừng?

Trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra, gỡ bẫy, cứu thú, không ít lần các thành viên nhóm bảo vệ rừng phải đứng hình trước những cảnh tượng đau lòng. “Thay vì được nhìn thấy động vật sống thì lại nhìn thấy những xác động vật treo lơ lửng trên dây bẫy hay là những đống xương động sau khi bị lấy thịt chất đầy hốc cây. Một số anh em còn không dám nhìn.” Trung bồi hồi nhớ lại.

Điều mà Trung từng mang về sau mỗi chuyến đi rừng là những ưu tư, hình ảnh ám ảnh về những cái chết đen, hay nỗi niềm đau đáu khi thấy các hoạt động trái phép còn rất nhiều, đi đâu cũng thấy lán trại của thợ săn, nhà dông bẫy dài.

“Sau hơn 4 năm gắn bó với công việc bảo vệ rừng, mình đã không còn trông thấy những nhà dông bẫy dài, những lán trại cố định nữa, thấy được nhiều dấu vết động vật hoang dã hơn.” Trung nói trong tự hào.

Mỗi thành viên đội bảo vệ rừng dù xuất phát điểm khác nhau, cách biệt tuổi tác, thế hệ và giới tính nhưng trái tim đều chung nhịp đập với đầy sự nhiệt huyết cho sứ mệnh bảo tồn các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác gìn giữ “lá phổi xanh”. Công việc bảo vệ rừng nói riêng, và bảo tồn động vật hoang dã nói chung không chỉ của một cá nhân nào, mà còn là công sức của tập thể, là sự chung sức của cả xã hội.

ỦNG HỘ ĐỘI BẢO VỆ RỪNG

Mỗi sự đóng góp, dù lớn hay nhỏ, cho các thành viên đội Bảo vệ rừng chính là một lời cảm ơn và động viên các cán bộ Bảo vệ rừng và giúp họ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã tốt hơn! 

Đóng góp của bạn có thể giúp các cán bộ Bảo vệ rừng những gì?

500.000đ
  • 25 ĐÔI TẤT
  • 5 ĐÔI DÉP RỌ
  • 1 BA LÔ
  • 1 SET TÚI CHỐNG NƯỚC
1.200.000đ
  • 2 TUẦN THỨC ĂN CHO 1 CÁN BỘ BVR
  • 1 TÚI Y TẾ CÁ NHÂN
  • 1 TÚI NGỦ
2.300.000đ
  • 1 THÁNG HỖ TRỢ ĂN UỐNG

Đóng góp cho đội Bảo vệ rừng bằng một trong những cách sau:

CHUYỂN KHOẢN

  • Số tài khoản: 345345345

  • Chủ tài khoản: SVW

  • Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – VIB, Chi nhánh Sở Giao Dịch, PGD Cửa Đông, Hà Nội

  • Nội dung chuyển khoản vui lòng ghi rõ: Họ tên Cá nhân / Tổ chức – Đóng góp ủng hộ đội BVR – Email /Số điện thoại

Chuyển Khoản Ủng Hộ SVW

SVW CHÂN THÀNH CẢM ƠN NHỮNG ĐÓNG GÓP QUÝ BÁU CỦA BẠN CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM.