CẦY VÒI MỐC
P. larvata
THÔNG TIN
-
Chiều dài từ đầu đến thân: 50 - 67 cm
Chiều dài đuôi: 50 - 64 cm - 15 năm
- 3.6 - 5 kg
- Trái cây, động vật có vú nhỏ và côn trùng
Môi trường sống & Phân bố
- Rừng thường xanh và bán thường xanh
- Việt Nam: Ở các vùng miền núi
- Thế giới: Ấn Độ; Bangladesh; Bhutan; Campuchia; Đài Loan; Lào; Ma-lai-xi-a; Myanmar; Nepal; Pakistan; Thái Lan; Trung Quốc
MỐI ĐE DOẠ
Mặc dù được xếp vào loại Ít quan tâm trong Sách Đỏ của IUCN, nhưng quần thể Cầy vòi mốc đang phải đối mặt với sự suy giảm nhanh về số lượng trong tự nhiên.
Các mối đe dọa chính đối với Cầy vòi mốc là môi trường sống bị phá huỷ và săn bắn quá mức. Cầy cũng là một món ăn chính trong các nhà hàng thịt thú rừng ở Trung Quốc và Việt Nam.
Giống như nhiều loài cầy khác, Cầy vòi mốc sở hữu một tuyến mùi hương rất mạnh mà chúng sử dụng để đánh dấu lãnh thổ và ngăn chặn những kẻ săn mồi. Chất tạo mùi, còn gọi là “civetone”, được sử dụng như chất định hương.
Trong quá trình sản xuất kopi luwak – “cà phê chồn”, các cá thể cầy bị ép ăn hạt cà phê để sản xuất ra loại cà phê đắt đỏ và nhiều cá thể cầy đã bị chết vì bị ép ăn cà phê? Rất nhiều câu hỏi liên quan đến phúc lợi động vật được đưa ra để giúp nâng cao nhận thức cũng như khuyến khích mọi người ngưng sử dụng loại cà phê này.
KHÔNG SỬ DỤNG CÀ PHÊ CHỒN !!!
HOẠT ĐỘNG CỦA SVW
CỨU HỘ VÀ TÁI THẢ GẦN 100 CÁ THỂ CẦY VÒI MỐC
Vào ngày 17 tháng 4 năm 2021, SVW phối hợp với VQG Cúc Phương đã cứu hộ thành công gần 100 cá thể Cầy vòi mốc. Đây là lần cứu hộ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của chúng tôi. Thành công của hoạt động này là kết quả của nỗ lực chung giữa các nhóm trong tổ chức, và sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chính phủ và phi chính phủ.
Cuối tháng 11 năm 2021, 83 cá thể Cầy vòi mốc đã được tái thả về rừng thành công, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc sống mới cho chúng.
*Số liệu sau tính từ 2014 – 06/2023