NGHIÊN CỨU BẢO TỒN

Hiểu biết và bảo vệ các loài động vật và môi trường sống.

TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN?

Nghiên cứu bảo tồn là một hệ thống các nghiên cứu xã hội, sinh học và môi trường dựa trên cơ sở khoa học nhằm bảo vệ, bảo tồn và hỗ trợ các động vật hoang dã bị đe dọa và xác định các ưu tiên cho các hành động quản lý bảo tồn. Nó cũng cung cấp những thông tin còn thiếu về sinh thái, phân bố và các mối đe dọa của các loài ưu tiên bảo tồn. Do đó, các hoạt động nghiên cứu sẽ tăng cường hiểu biết về những nhu cầu bảo tồn của các loài bị đe dọa, giúp giám sát và đánh giá sự thành công của các hoạt động bảo tồn.

nghiên cứu bảo tồn

thai camera trap small 4im donate

NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA

Thực hiện các cuộc khảo sát thực địa nhằm nâng cao hiểu biết đặc tính sinh thái của các loài động vật hoang dã, thực trạng và các yêu cầu đối với công tác bảo tồn.

Mục đích của nghiên cứu thực địa là tìm ra môi trường sống bền vững cho các loài được trung tâm cứu hộ và tiến hành theo dõi sau tái thả đối với các loài này.

Nghiên cứu của chúng tôi đóng góp trực tiếp đến hoạt động vận động chính sách, tập huấn cho các cán bộ kiểm lâm tại các khu vực rừng được bảo vệ, cán bộ thực thi pháp luật và sinh viên đại học về kỹ năng định dạng loài và xác định mối đe dọa đối với động vật hoang dã, cũng như tiếp cận cộng đồng sinh sống xung quanh các khu bảo tồn.

SVW conservation research

NGHIÊN CỨU XÃ HỘI

Tiến hành các nghiên cứu xã hội trên phạm vi toàn quốc nhằm đưa ra những hiểu biết cơ bản về lý do con người săn bắn và tiêu thụ động vật hoang dã.

Sự gia tăng nhu cầu trong và ngoài nước về sử dụng thịt, sản phẩm từ da và các bộ phận cơ thể khác từ động vật quý hiếm để phục vụ các nhu cầu của con người đang đẩy nhiều loài động vật quý giá của Việt Nam đến nguy cơ tuyệt chủng.

Save Vietnam’s Wildlife đã và đang tiến hành các nghiên cứu xã hội trên phạm vi toàn quốc nhằm đưa ra những hiểu biết cơ bản về lý do con người săn bắn và tiêu thụ động vật hoang dã.

Sử dụng cả hai phương pháp định lượng và định tính, chúng tôi đã phỏng vấn thợ săn, cộng đồng địa phương, bác sĩ y học cổ truyền, chủ nhà hàng, trang trại động vật hoang dã và người tiêu dùng sản phẩm động vật hoang dã nhằm tìm ra nguyên nhân và các yếu tố dẫn tới hành vi tiêu thụ, buôn bán và săn bắt động vật hoang dã.

Cần phải tiếp tục nghiên cứu để hiểu các đặc điểm của người tiêu dùng nhằm đề xuất các giải pháp giảm nhu cầu tiêu thụ tê tê, các loài thú ăn thịt nhỏ, các sản phẩm và dẫn xuất của chúng, thông qua các bằng chứng về y học và các chiến dịch thay đổi hành vi.

Tiến hành nghiên cứu xã hội nhằm đánh giá phúc lợi và phạm vi chức năng của các cán bộ kiểm lâm để có thể đưa ra các đề xuất chính sách phù hợp nhằm cải thiện phúc lợi và nâng cao hiệu quả bảo vệ và quản lý các khu bảo tồn.

Thực hiện 6 nghiên cứu xã hội: nghiên cứu về tiêu thụ tê tê, nghiên cứu về trang trại động vật hoang dã, nghiên cứu về các mối đe dọa đối với động vật hoang dã, nghiên cứu về cộng đồng vùng đệm, nghiên cứu về tiêu thụ thịt rừng, nghiên cứu ngầm về theo dõi bất hợp pháp.

Đã phỏng vấn gần 12.000 người buôn bán, thợ săn và người tiêu dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã, trang trại động vật hoang dã, bác sĩ y học cổ truyền, ung thư, nhân viên và cộng đồng xung quanh rừng ở hơn 20 tỉnh.

SVW conservation research 1

NGHIÊN CỨU TRONG MÔI TRƯỜNG NUÔI NHỐT

Tập trung vào các bệnh của động vật hoang dã, dinh dưỡng, tập tính, chăm sóc thú y và phúc lợi cho các loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê.

Chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu trong môi trường nuôi nhốt các loài từ năm 2005, bắt đầu với Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt nhỏ và Tê tê, tiếp nối với sự thành lập Save Vietnam's Wildlife vào năm 2014.

Nghiên cứu nuôi nhốt của chúng tôi tập trung vào các bệnh của động vật hoang dã, dinh dưỡng, tập tính, chăm sóc thú y và phúc lợi cho các loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê. Chúng tôi sử dụng kết quả của các nghiên cứu này để đưa ra các tiêu chuẩn và quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi cũng làm việc với các trung tâm cứu hộ khác ở Việt Nam và các khu vực khác của châu Á, để giúp cải thiện việc chăm sóc động vật được cứu hộ từ buôn bán bất hợp pháp.

SVW conservation research 2

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU

Với các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ khác để thực hiện các nghiên cứu và dự án liên quan đến bảo tồn loài và buôn bán trái phép ĐVHD.
  • Phối hợp với trường Đại học King Mongkut, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội trong việc triển khai dự án “Tìm kiếm nguồn gốc của rái cá trong buôn bán”
  • Phối hợp với Đại học Luật Harvard trong việc viết và công bố nghiên cứu về vấn đề trang trại động vật hoang dã và buôn bán động vật hoang dã trái phép ở Việt Nam
  • Phối hợp với CIFOR trong việc tổ chức các buổi tọa đàm về chính sách động vật hoang dã, và viết các bài báo tóm tắt chính sách, cũng như các tác động của đại dịch Covid đối với săn bắt và chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam và trên quốc tế.
  • Từ năm 2018 tới năm 2021, SVW đã phối hợp với Viện nghiên Cứu Vườn thú và Động vật Hoang dã Leibniz (IZW) trong việc thực hiện nhiều dự án bẫy ảnh ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, thu thập được nhiều thông tin quý giá về đa dạng sinh học ở khu vực này
  • Nhóm nghiên cứu cũng cung cấp dữ liệu ghi nhận loài và nỗ lực bẫy ảnh từ SVW cho các nhóm chuyên gia làm việc về loài khác nhau của IUCN / SSC (ví dụ: nhóm mang, Sao la, khỉ) để cập nhật thông tin về quần thể của loài đơn lẻ hoặc nhóm loài trên sách đỏ IUCN

thành tựu nghiên cứu

Giám sát quần thể động vật hoang dã sau khi tái thả

3.5 Theo doi song radio Te te tai tha SVW copy
  • Đơn vị đầu tiên ở trên thế giới triển khai giám sát Tê tê sau khi tái thả sử dụng công nghệ máy bay không người lái thu tín hiệu sóng radio từ các thiết bị đã gắn lên Tê tê.
  • 24 cá thể Tê tê đã và đang được theo dõi.
  • 8 tháng theo dõi Tê tê Java sau tái thả cũng là thời gian có thể theo dõi loài này dài nhất trên thế giới, góp phần chứng minh sự thành công trong công tác cứu hộ và tái thả Tê tê.
  • Xác định được một số thông tin sinh thái quan trọng của Tê tê Java sau tái thả như vùng phân bố tối đa là 5.95 km2.

Kế hoạch bảo tồn loài

  • SVW giữ vai trò chủ chốt trong việc xây dựng “Chiến lược bảo tồn Cầy Vằn 2019-2029” cùng với các chuyên gia IUCN và các Bộ, Ngành của Chính phủ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên có kế hoạch bảo tồn loài động vật này, mở ra một tương lai có thể ngăn chặn sự tuyệt chủng và phục hồi loài Cầy Vằn ngoài tự nhiên.
  • SVW cũng là đơn vị phối hợp trực tiếp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đơn vị khác trong việc xây dựng Kế hoạch hành động bảo tồn khẩn cấp Tê tê. Bản thảo cuối cùng cho Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn Tê tê đã hoàn thành, và đang được xem xét chỉnh sửa trước khi được gửi cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

CHIẾN LƯỢC BẢO TỒN CẦY VẰN 2019 - 2029

Triển khai các hoạt động nghiên cứu và bảo vệ động vật hoang dã bằng cách sử dụng bẫy ảnh tại 5 Vườn Quốc gia: Pù Mát, Cát Tiên, Cúc Phương, U Minh Thượng và U Minh Hạ.

  • Xác định sự tồn tại và phát triển các quần thể Tê tê tại 4 VQG, đặc biệt có 17% địa điểm đặt bẫy ảnh chụp được Tê tê (trong tổng số 230 bẫy ảnh đã đặt);  62% địa điểm đặt bẫy ảnh chụp được Tê tê Java (29 điểm bẫy ảnh) – cho thấy sự phục hồi quần thể Tê tê Java sau khi tái thả.
  • Ghi nhận sự phục hồi quần thể Rái cá Lông mũi tại VQG U Minh Thượng và U Minh Hạ, trong đó có đến 28% địa điểm đặt bẫy ảnh chụp được loài này tại VQG U Minh Thượng.
  • 12 bức ảnh Cầy Vằn đã được ghi nhận, mở ra hi vọng cho mục tiêu tái phục hồi loài này trong tự nhiên.
  • Ghi nhận và phát hiện nhiều quần thể quan trọng như Gấu ngựa, Thỏ vằn, Mang Trường Sơn, Voi, Trĩ sao, Mèo gấm và nhiều loài nguy cấp khác.

Nghiên cứu tình trạng quần thể Tê tê vàng ngoài tự nhiên

  • Hoàn thành khảo sát tình trạng loài Tê tê vàng tại 10 Vườn Quốc gia trên cả nước đã khẳng định hiện trạng suy giảm nghiêm trọng quần thể ngoài tự nhiên và giúp đề xuất giải pháp khẩn cấp để bảo tồn loài.
  • Phối hợp với đại học Washington sử dụng chó huấn luyện tìm kiếm Tê tê Vàng nhưng chưa thành công.
  • Tiến hành tìm kiếm Tê tê vàng tại khu vực miền Trung. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp để xác nhận sự hiện diện của tê tê vàng ở khu vực này. Một kế hoạch sử dụng eDNA thu thập từ đất để xác định sự hiện diện của loài này đang được xây dựng. Trong giai đoạn đầu, 04 bức ảnh tê tê vàng đã được ghi nhận qua buôn bán. Đây là bằng chứng cho thấy tê tê vàng có xuất hiện ở khu vực này, tuy rằng quần thể có lẽ còn rất ít.